Các thương vụ M&A ở việt nam không phải ai cũng biết

M&A là khái niệm không quá xa lạ trong giới kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này. Do đó, để giúp mọi người có cái nhìn tổng quan cũng như hiểu rõ hơn về M&A là gì? Các thương vụ M&A nổi tiếng tại Việt Nam thì cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Lợi ích của thương vụ M&A

  • Mở rộng quy mô kinh doanh: M&A cho phép các doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh của mình bằng cách sáp nhập, thâu tóm các công ty khác, tăng cường sức mạnh cạnh tranh, nâng cao địa vị thị trường của doanh nghiệp.
  • Tăng trưởng nhanh chóng: M&A có thể giúp các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng bằng cách sáp nhập hoặc thâu tóm các công ty khác đã có sẵn thị phần, tệp khách hàng trên thị trường.

Lợi ích của thương vụ M&A

  • Tiết kiệm tối đa chi phí: M&A có thể giúp các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, quản lý bằng cách chia sẻ tài nguyên, hệ thống của các doanh nghiệp sáp nhập hoặc thâu tóm.
  • Đầu tư vào lĩnh vực mới: M&A có thể giúp các công ty, tập đoàn đầu tư vào lĩnh vực mới hoặc mở rộng các doanh mục sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm tăng doanh số bán hàng, tăng cường sức mạnh cạnh tranh.
  • Tăng giá trị cho cổ đông: M&A có thể tăng giá trị cho cổ đông của các công ty, tập đoàn thông qua tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận sau khi sáp nhập, thâu tóm.

Tuy nhiên, M&A cũng có thể gặp nhiều rủi ro và thách thức không thể lường trước như mất khả năng quản lý, chi phí cao, khó khăn trong việc hội nhập, tái cơ cấu các hoạt động kinh doanh của công ty, tập đoàn sáp nhập hoặc thâu tóm. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần thận trọng và có các chiến lược rõ ràng trước khi thực hiện thương vụ M&A.

Thương vụ M&A nổi tiếng tại Việt Nam thời gian gần đây

Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, tự do thương mại, Việt Nam là nơi diễn ra nhiều hoạt động M&A nhất hiện nay. Dưới đây là liệt kê các thương vụ m&a ở việt nam tiêu biểu trong thời gian gần đây:

  • Vinacapital và khách sạn Hilton Opera Hà Nội: Theo đó, Vinacapital đã tiến hành thu mua 70% giá trị cổ phần của khách sạn Hilton Opera Hà Nội với tổng giá trị giao dịch lên đến 43 triệu USD.
  • CTCP Du Lịch Dầu Khí Phương Đông và Mường Thanh: Tập đoàn Mường Thanh đã thu mua 49,5% cổ phần của CTCP Du Lịch Dầu Khí Phương Đông. Theo đó, Mường Thanh hoàn toàn thâu tóm và sở hữu khách sạn Phương Đông với quy mô 120 phòng tại Nghệ An.
  • Hanel và Daewoo Hà Nội: Hanel là nhà đầu tư Hàn Quốc lớn bậc nhất hiện nay đã tiến hành thu mua 70% cổ phần của khách sạn Daewoo Hà Nội với giá trị hợp đồng không được tiết lộ chi tiết.

Thương vụ M&A nổi tiếng tại Việt Nam thời gian gần đây

  • Singha- Masan Consumer và Masan Brewery: Thương vụ được diễn ra vào cuối năm 2015 khi tập đoàn Masan ký kết hợp tác chiến lược với tập đoàn Masan Thái Lan với giá trị thương vụ giữa Singha và Masan lên đến 1,1 tỷ USD.
  • Sovico Group và Furama: Sovico Group đã thu mua lại 5 khách sạn 5 sao của Furama trải dài từ Bắc vào Nam. Sovico góp vốn bằng quyền sử dụng đất hiện tại để có thể sở hữu chuỗi thương hiệu khách sạn 5 sao cao cấp Furama. Ngoài ra, tập đoàn Sovico còn tiến hành thu mua lại 2 khu nghỉ dưỡng cao cấp là: Ana Mandara và An Lam Ninh Van Bay.
  • CTCP Du lịch Thiên Minh thu mua lại hệ thống khách sạn nghỉ dưỡng Victoria: Chuỗi 6 khách sạn nghỉ dưỡng tại Victoria được công ty Thiên Minh- doanh nghiệp du lịch Việt Nam thu mua lại, trong đó, công ty Thiên Minh có sự hỗ trợ tài chính từ một cổ đông lớn chính là Công ty Tài chính Quốc tế (IFC).

Các thương vụ thu mua và sáp nhập được thực hiện phổ biến trên thị trường kinh doanh hiện nay. Điều này nhằm thực hiện các mục tiêu, chiến lược kinh tế riêng của từng doanh nghiệp. Hy vọng, những chia sẻ hữu ích trên đây sẽ giúp quy bạn đọc hiểu rõ hơn về thương vụ M&A cũng như lợi ích của việc sáp nhập, thu mua này.

Viết bình luận